الاثنين، 4 فبراير 2019

NHỮNG ĐIỀU CẤM ĐỐI VỚI PHỤ NỮ TRONG THỜI GIAN IDDAH.

NHỮNG ĐIỀU CẤM ĐỐI VỚI PHỤ NỮ TRONG THỜI GIAN IDDAH.
▶️1. Giáo luật về đính hôn phụ nữ trong thời gian Iddah:
▶️Đối với người nữ trong thời hạn Iddah thuộc trường hợp người chồng được phép quay lại:
cấm đính hôn và cả việc ngỏ lời dạm hỏi cô ta, bởi vì theo giáo lý cô ta vẫn còn là người vợ của chồng cô. Do đó, không một ai được phép đính hôn với cô ta và cũng không được phép ngỏ lời.
▶️Đối với người phụ nữ trong thời hạn Iddah thuộc trường hợp người chồng không được phép quay lại (tức sau ba lần ly dị): cấm đính hôn với cô ta nhưng không cấm ngỏ lời bởi lời phán của Allah, Đấng Tối Cao:
وَلَا جُنَاحَ عَلَيْكُمْ فِيمَا عَرَّضْتُم بِهِ مِنْ خِطْبَةِ النِّسَاءِ
“Và các ngươi không có tội trong việc các người ngỏ lời đính hôn với các phụ nữ” [Surah Al-Baqarah, câu: 235].
▶️Đính hôn ở đây muốn nói là tiến hành cuộc giao ước đính hôn còn ngỏ lời là chỉ bày tỏ ý muốn nhưng chưa tiến hành cuộc giao ước đính hôn.
Thí dụ: Người phụ nữ trong thời hạn Iddah thuộc trường hợp người chồng không được phép quay lại (tức sau ba lần ly dị) được phép nói: tôi muốn, khi được ai đó ngỏ lời muốn đính hôn nhưng không được phép nhận lời đồng ý một cách chính thức cho đến khi đã hết hạn Iddah. Riêng người phụ nữ trong thời hạn Iddah thuộc trường hợp người chồng được phép quay lại thì không được phép dù là tiến hành đính hôn hay chỉ ngỏ lời dạm hỏi.
▶️2. Không được phép tiến hành hôn ước khi trong thời hạn Iddah:
Allah, Đấng Tối Cao và Ân Phúc phán:
وَلَا تَعْزِمُوا عُقْدَةَ النِّكَاحِ حَتَّىٰ يَبْلُغَ الْكِتَابُ أَجَلَهُ
“Và các ngươi chớ tiến hành cuộc thành hôn cho đến khi đã mạn hạn (Iddah) theo quy định”. [Surah Al-Baqarah, câu: 235].
Học giả Ibn Kathir nói trong Tafseer của ông (1/509): Có nghĩa là các ngươi không được tiến hành cuộc giao ước Nikah cho đến khi nào đã mãn hạn Iddah, và quả thật các học giả đều đồng thuận rằng không được phép tiến hành cuộc thành hôn trong thời gian Iddah.
▶️Hai điều lưu ý hữu ích:
1️⃣Thứ nhất: Ai ly dị trước khi “động phòng” thì không có thời gian Iddah bởi Allah đã phán:
يَا أَيُّهَا الَّذِينَ آمَنُوا إِذَا نَكَحْتُمُ الْمُؤْمِنَاتِ ثُمَّ طَلَّقْتُمُوهُنَّ مِن قَبْلِ أَن تَمَسُّوهُنَّ فَمَا لَكُمْ عَلَيْهِنَّ مِنْ عِدَّةٍ تَعْتَدُّونَهَا ۖ
“Hỡi những người có đức tin! khi các ngươi kết hôn với những phụ nữ có đức tin rồi ly dị họ trước khi chạm đến cơ thể họ thì các ngươi sẽ không áp dụng thời gian Iddah” [Surah Al-Ahzab, câu: 49].
Học giả Ibn Kathir nói trong Tafseer của ông (5/479): Đây là điều được thống nhất quan điểm của giới học giả rằng người phụ nữ khi ly dị trước khi có sự “quan hệ vệ chồng” thì cô ta không có thời hạn Iddah, cô ta được phép kết hôn ngay nếu muốn.
2️⃣Điều thứ hai: Người phụ nữ ly dị trước khi có sự “quan hệ vợ chồng” và đã có ấn định tiền cưới thì cô ta được quyền hưởng một nửa phần tiền cưới đó, còn nếu không định lượng về tiền cưới thì cô ta được hưởng phần đền bù phù hợp.
▶️và nếu người phụ nữ ly dị sau khi đã có quan hệ với chồng thì người phụ nữ đó được hưởng trọn tiền cưới. Allah Đấng Tối Cao và Ân Phúc Phán:
لَّا جُنَاحَ عَلَيْكُمْ إِن طَلَّقْتُمُ النِّسَاءَ مَا لَمْ تَمَسُّوهُنَّ أَوْ تَفْرِضُوا لَهُنَّ فَرِيضَةً ۚ وَمَتِّعُوهُنَّ عَلَى الْمُوسِعِ قَدَرُهُ وَعَلَى الْمُقْتِرِ قَدَرُهُ مَتَاعًا بِالْمَعْرُوفِ ۖ حَقًّا عَلَى الْمُحْسِنِينَ
“Các ngươi không có tội nếu ly dị vợ trước khi chung đụng họ (quan hệ tình dục) hoặc chưa định cho họ một phần tặng (Mahr) bắt buộc nào thì các ngươi hãy tặng họ phần quà tặng thích hợp, người giàu tặng theo phương tiện của mình và người nghèo tặng theo phương tiện của mình, hãy tặng phần quà tặng phù hợp với lẽ thường, đó là điều đáng làm đối với những người làm tốt” [Surah Al-Baqarah, câu: 236].
وَإِن طَلَّقْتُمُوهُنَّ مِن قَبْلِ أَن تَمَسُّوهُنَّ وَقَدْ فَرَضْتُمْ لَهُنَّ فَرِيضَةً فَنِصْفُ مَا فَرَضْتُمْ
“Và nếu các ngươi ly dị vợ trước khi chung đụng họ và các ngươi đã định cho họ một phần quà (Mahr) bắt buộc thì một nửa của phần quà tặng mà các ngươi đã tặng không còn là của các ngươi nữa” [Surah Al-Baqarah, câu: 237].
▶️Có nghĩa rằng này hỡi những người chồng, các ngươi không có tội trong việc các ngươi ly dị vợ của các ngươi trước khi các ngươi chung đụng họ và đã đưa họ tiền cưới, nhưng điều đó là thiệt thoài cho họ nên họ cần được cư xử tử tế. Bởi thế, Allah ra lệnh phải có những người chồng phải đưa cho những người vợ một nữa.
Học giả Ibn Kathir nói trong bộ Tafseer của ông (1/512): Đây là điều được đồng thuận bởi giới học giả, không có sự bất đồng quan điểm trong vấn đề này.
▶️3. Người phụ nữ trong thời gian Iddah do chồng qua đời bị cấm năm điều:
1️⃣Dùng đến nước hoa các loại, dù là trên thân thể, quần áo, bởi Thiên Sứ của Allah [cầu xin Allah ban bình an và phúc lành cho Người] nói:
“Phụ nữ trong Iddah do chồng mất không được dùng đến nước hoa” [Al-Bukhari và Muslim].
2️⃣Chưng diện và làm đẹp.
3️⃣Ăn mặc quần áo đẹp.
4️⃣Đeo nữ trang các loại.
5️⃣Không ngủ tại nhà, nơi ở của hai vợ chồng. Người vợ chỉ được phép chuyển đi nơi khác khi nào có lý do chính đáng theo giáo luật, không được phép rời khỏi nhà để viếng người bệnh, thăm bạn bè hoặc người thân, được phép đi ra ngoài vào ban ngày khi có chuyện cần thiết.
▶️Ngoài năm điều trên thì cô ta không bị cấm bất cứ điều gì khác.
Imam Ibn Al-Qayyim nói trong Al-Hadyu Annabawi (5/507): họ không bị cấm cắt móng tay, tẩy lông nách, phần kín, và cũng không bị cấm tắm và chải đầu.
Sheikh Islam Ibn Taymiyah [cầu xin Allah hài lòng về ông] nói trong bộ Fatawa tổng hợp (34/27,28): Cô ta được phép ăn tất cả những gì Allah cho phép như trái cây và thịt, tương tự được phép uống những gì Allah cho phép… cô ta không bị cấm các việc làm được phép như thêu, may, và những việc làm của nữ giới, cô ta được phép làm giống như được phép làm những điều trong thời gian không phải là Iddah. Những điều tôi nói này đây là Sunnah của Thiên Sứ.., điều mà phụ nữ Sahabah đã làm trong thời gian của Người khi chồng của họ qua đời.
▶️Một số người thiếu hiểu biết nói rằng phụ nữ trong thời gian Iddah khi chồng qua đời không được phép che mặt khỏi ánh trăng, không được phép lên sân thượng, không được phép nói chuyện với đàn ông, phải che mặt trước những người Mahram (người không được phép cưới như cha, anh em ruột…vv)… tất cả đều không có cơ sở giáo lý. Allah là Đấng biết rõ hơn hết.

ليست هناك تعليقات:

إرسال تعليق