الاثنين، 17 أغسطس 2020

⚫ Tóm tắt hình thức kinh doanh đa cấp:

GIÁO LUẬT ISLAM VỀ KINH DOANH ĐA CẤP, TIẾP THỊ ĐA CẤP HOẶC NHỮNG TÊN GỌI KHÁC NHƯNG CÁCH THỨC TƯƠNG TỰ…
 Tóm tắt hình thức kinh doanh đa cấp:
Công việc của họ là nỗ lực thuyết phục người khác mua hàng hoặc sản phẩm và cùng với điều kiện người đó cũng phải thuyết phục người khác nữa để mua, và cứ như vậy người mua kế lại tiếp tục đi thuyết phục người khác nữa để mua. Người tham gia càng tăng thì những người đầu tiên sẽ nhận được nhiều tiền hoa hồng nhất có thể lên tới hàng ngàn Riyal (đơn vị tiền). Và những người tham gia đi thuyết phục người khác tham gia để nhận khoản hoa hồng lớn mà anh ta có thể nhận được nếu anh ta thành công trong việc thuyết phục người tham gia mới và lưu trong danh sách thành viên, đây được gọi là kinh doanh đa cấp (theo mô hình kim tự tháp), kinh doanh theo mạng, bán hàng đa cấp, tiếp thị đa tầng, tiếp thị đa cấp…vv.
 Phần trả lời của hội đồng những học giả Islam (Lajnah Da’imah) về hình thức kinh doanh đa cấp:
Loại giao dịch này thuộc giao dịch Haram (bị cấm), bởi vì mục đích của loại giao dịch này là để kiếm hoa hồng, không phải vì sản phẩm. Tiền hoa hồng có thể lên đến hàng chục ngàn (đơn vị tiền nước ngoài), trong khi giá trị sản phẩm chỉ vài trăm, bất cứ người có đầu óc nào khi y được cho lựa chọn giữa hai loại thì y sẽ chọn lấy tiền hoa hồng. Do đó các công ty này dựa vào tiếp thị và quảng cáo sản phẩn của họ là nhấn mạnh, làm nổi bật quy mô của khoản hoa hồng lớn mà mỗi người tham gia có thể đạt được, và khuyến khích lợi nhuận lớn trong khi chỉ đổi lại một khoản tiền nhỏ là giá của sản phẩm, đối với sản phẩm mà các công ty này tiếp thị chỉ là vỏ bọc và cái cớ để được hoa hồng và lợi nhuận, và đây mới là thực thế của sự giao dịch này, đó là điều Haram (bị cấm) theo quy định của giáo luật, bởi các điều sau:
 Thứ nhất:
Nó liên quan đến Riba với các loại của nó, Riba Al-Fadl và Riba Al-Nasi’ah, những người tham gia trả một số tiền nhỏ để thu được nhiều tiền từ đó, hay nói cách khác là người đó bỏ tiền để thu lại được nhiều tiền hơn (có sự chênh lệch) và chậm trễ. Đó là loại Riba Haram bị cấm theo Al-Nas (Thiên Kinh Qur’an và Sunnah) và sự đồng thuận của học giả Islam. Sản phẩm mà công ty bán cho khách hàng không có gì khác ngoài vỏ bọc để trao đổi, đó không phải là điều mà người tham gia mong muốn, và không có ảnh hưởng gì đến phán quyết (quy định trong giáo luật Islam).
 Thứ hai:
Đây là một hình thức kinh doanh mơ hồ (không rõ ràng) bị cấm bởi giáo luật, bởi vì người tham gia không biết rằng họ liệu có thành công trong việc tìm kiếm số lượng người tham gia theo yêu cầu cần thiết hay không?, kinh doanh (tiếp thị) mạng hoặc đa cấp (theo mô hình kim tự tháp) dù có tiếp tục được bao lâu thì nó cũng phải kết thúc và dừng lại, người đăng ký tham gia vào kinh doanh đa cấp sẽ không biết được anh ta ở tầng cao và có được lợi nhuận, hay ở tầng dưới sẽ là người thua lỗ? Trên thực tế, hầu hết các thành viên của mô hình kinh doanh đa cấp đều là những người thua lỗ, chỉ ngoại trừ một số ít người ở trên cùng, vì vậy điều dễ nhận thấy là y sẽ là người thua lỗ, đây là sự thật của hình thức kinh doanh mơ hồ (không rõ ràng), một trong hai điều có thể xảy ra thường là điều đáng sợ nhất. Chắc chắn Thiên Sứ [cầu xin bình an và phúc lành cho Người] đã cấm hình thức việc buôn bán mơ hồ như được ghi lại bởi Muslim trong Saheeh.
 Thứ ba:
Hình thức kinh doanh giao dịch này liên quan quan đến việc công ty lấy tiền bạc mọi người một cách bất chính, bởi vì hợp đồng này không mang lại lợi ích cho cho ai ngoài công ty và một số người tham gia được công ty chi tiền với mục đích lừa gạt (dụ dỗ) người khác. Đây là điều bị cấm, trong Thiên Kinh Qur’an với lời phán của Allah:
( يَا أَيُّهَا الَّذِينَ آمَنُوا لا تَأْكُلُوا أَمْوَالَكُمْ بَيْنَكُمْ بِالْبَاطِلِ ) النساء/29
“Hỡi những ai có đức tin! Chớ ăn không tài sản của các người lẫn nhau bằng sự gian lận...” [Surah Al-Nisa’, câu: 29].
 Thứ tư:
Hình thức giao dịch này liên quan đến gian lận, lừa đảo, lừa dối mọi người, một mặt hiển thị sản phẩm như thể đó là để giao dịch nhưng không phải vậy, mặt khác lôi kéo mọi người với khoản hoa hồng lớn nhưng thường họ sẽ không kiếm được khoản đó, đây là hành vi gian lận (Haram) bị cấm bởi giáo luật. Thiên Sứ của Allanh [cầu xin bình an và phúc lành cho Người] nói:
( من غش فليس مني ) رواه مسلم
“Những ai gian lận thì không thuộc cồng đồng của Ta” [Muslim]
Và cũng trong Hadith Saheeh:
( البيعان بالخيار ما لم يتفرقا ، فإن صدقا وبيّنا بورك لهما في بيعهما ، وإن كذبا وكتما محقت بركة بيعهما ) متفق عليه .
“Hai bên tham gia mua bán (giao dịch) được quyền chọn lựa miễn họ chưa rời nhau đi, nếu họ trung thực và rõ ràng với nhau thì việc mua bán (trao đổi) đó sẽ được ban cho ân phước, còn nếu như họ lừa dối nhau, và che giấu nhau thì phước lành của việc mua bán sẽ bị xóa bỏ” [Al-Bukhari và Muslim].
 Đối với quan điểm cho rằng giao dịch này là một hình thức môi giới, điều này không đúng. Môi giới là hình thức giao dịch theo đó người môi giới nhận được tiền trả cho việc bán sản phẩm, trong khi giao dịch mạng (đa cấp) là người tham gia trả một khoản phí để tiếp thị sản phẩm. Môi giới có nghĩa là tiếp thị sản phẩm một cách thực tế, không giống như giao dịch mạng (đa cấp) mục đích thực sự là tiếp thị hoa hồng nhận được chứ không phải là sản phẩm, nên người tham gia tiếp thị cho người khác sẽ tiếp tục tiếp thị cho người khác và lại tiếp thị cho người khác…Không giống với môi giới trong đó người môi giới tiếp thị sản phẩm cho người thực sự muốn sản phẩn. Sự khác biệt giữa hai loại là rõ ràng.
 Còn đối với quan điểm cho rằng tiền hoa hồng là một món quà, điều này cũng không đúng, ngay cả khi đó là món quà thì không phải món quà nào được được phép theo giáo luật, món quà được cho để nhận một khoản vay là Riba, bởi vậy ông Abdullah Bin Salam nói với Abu Bardah [cầu xin Allah hài lòng hai ông]:
إِنَّكَ بِأَرْضٍ الرِّبَا بِهَا فَاشٍ، إِذَا كَانَ لَكَ عَلَى رَجُلٍ حَقٌّ فَأَهْدَى إِلَيْكَ حِمْلَ تِبْنٍ، أَوْ حِمْلَ شَعِيرٍ أَوْ حِمْلَ قَتٍّ، فَلاَ تَأْخُذْهُ، فَإِنَّهُ رِبًا‏.‏
“Anh đang ở trong vùng đất mà tiền Riba phổ biến trong họ, nếu anh có quyền đối với một người đàn ông nào đó (là chủ nợ của một người) rồi y tặng anh bó cỏ khô, hoặc một bó lúa mạch, hoặc một phần thức ăn, thì chớ có nhận lấy, bởi đó là Riba” [Al-Bukhari, số: 3814]
Quà tặng được quyết định phụ thuộc vào lý do mà chúng được tặng. Do đó Thiên Sứ [cầu xin bình an và phúc lành cho Người] khi một người phụ trách thu nhập (Zakat) đến và nói: Phần này của các người và đây là những gì tôi được tặng như một món quà, thì Thiên Sứ của Allah [cầu xin bình an và phúc lành cho Người] nói: “Tại sao anh không ngồi ở nhà của cha hoặc mẹ của anh rồi đợi xem có được tặng quà gì hay không?” [Al-Bukhari và Muslim].
 Các khoản hoa hồng này chỉ được trả cho mục đích tham gia trong kinh doanh mạng (đa cấp), bất kể nó được đặt bằng tên gì, dù được gọi là quà tặng hay bất cứ thứ gì khác, cũng không thay đổi bản chất thật sự của nó và những quy định trong giáo luật về nó.
 Đáng nói là những công ty xuất hiện trên thị trường hoạt động kinh doanh mạng hoặc đa cấp (như mô hình kim tự tháp), ví dụ như công ty: Smartest Way, Gold Quest, hay Seven Diamonds, giáo luật đối với các công ty này không khác với những công ty đã nói ở trên, ngay cả khi có sự khác nhau về những gì họ trưng bày và sản phẩm.
[Trích: Fatwa hỏi đáp giáo luật Islam]

ليست هناك تعليقات:

إرسال تعليق