Còn dưới đây là những gì Kinh Qur'an mô tả về các ngọn núi. Thượng Đế từng nói trong Kinh Qur'an:
Chẳng lẽ Ta đã không tạo ra trái đất như một chiếc giường và các ngọn núi như những chiếc cọc? (Kinh Qur'an, 78:6-7)
Các ngành khoa học nghiên cứu trái đất hiện đại đều chứng minh rằng các ngọn núi có rễ sâu dưới bề mặt của trái đất (xem hình 9) và những rễ này có thể cao gấp vài lần so với phần nâng lên của núi trên mặt đất.2 Do đó, từ duy nhất phù hợp nhất để mô tả các ngọn núi dựa trên thông tin này là từ ‘cọc,’ bởi vì phần lớn thân cọc được chôn dưới lòng đất. Lịch sử khoa học cho chúng ta biết rằng người ta chỉ biết đến lý thuyết về việc các ngọn núi có rễ sâu trong lòng đất vào nửa cuối thế kỷ XIX3
Các ngọn núi cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc giữ cho vỏ trái đất ổn định4 Các ngọn núi ngăn không cho trái đất bị rung lắc. Thượng Đế nói trong Kinh Qur'an:
Và Ngài đã cắm chặt các ngọn núi vào mặt đất để nó (trái đất) không rung chuyển với các ngươi... (Kinh Qur'an, 16:15)
Tương tự, lý thuyết hiện đại về kiến tạo đá cho rằng các ngọn núi hoạt động giống như những vật giữ cho trái đất ổn định. Kiến thức này về vai trò của các ngọn núi trong việc giữ cho trái đất ổn định mới chỉ được biết đến trong khuôn khổ kiến tạo đá từ nửa cuối thập kỷ 19605
Liệu có ai sống dưới thời của Thiên Sứ Muhammadcó thể biết trước hình dạng thực của các ngọn núi? Liệu có ai hình dung được rằng một ngọn núi to chắc chắn mà anh hay chị ta nhìn thấy trước mặt mình thực sự nằm sâu trong lòng đất và có rễ giống như các nhà khoa học đã xác nhận? Một số lượng lớn sách địa chất học, khi đề cập đến các ngọn núi, chỉ mô tả phần nổi trên mặt đất. Đó là do tác giả của những quyển sách này không phải là những chuyên gia về địa chất. Tuy nhiên, địa chất học hiện đại đã xác nhận sự thực của những vần thơ trong Kinh Qur'an.
_____________________________
Chú thích:
(1) Earth [Trái đất], Press và Siever, trang 435. Cũng như xem Khoa học về Trái đất, Tarbuck và Lutgens, trang 157.
(2) The Geological Concept of Mountains in the Quran [Khái niệm Địa chất về các Ngọn núi trong Kinh Qur'an], El-Naggar, trang 5.
(3) The Geological Concept of Mountains in the Quran [Khái niệm Địa chất về các Ngọn núi trong Kinh Qur'an], trang 5.
(4) The Geological Concept of Mountains in the Quran [Khái niệm Địa chất về các Ngọn núi trong Kinh Qur'an], các trang 44-45.
(5) The Geological Concept of Mountains in the Quran [Khái niệm Địa chất về các Ngọn núi trong Kinh Qur'an], trang 5
Trang chủ: www.islam-guide.com
|
الجمعة، 2 ديسمبر 2016
B) Kinh Qur'an và các Ngọn Núi:
الاشتراك في:
تعليقات الرسالة (Atom)
ليست هناك تعليقات:
إرسال تعليق